Trang cá độ bóng đá tốt nhất Châu Á

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có thể đẻ những nơi bạn không ngờ tới

Trong thời gian gần đây, bệnh sốt xuất huyết diễn biến khá phức tạp. Hiện nay cả nước đã có 28 trường hợp tử vong và hơn 43.000 trường hợp mắc bệnh. Là một bệnh do virus Dengue (D) gây ra nhưng hiện chưa có thuốc chữa đặc hiệu và cũng chưa có vaccin phòng bệnh. Có 4 tuýp virus gây bệnh (D1, D2, D3, D4) và một người khi đã mắc bệnh bởi 1 tuýp thì miễn nhiễm suốt đời với tup này nhưng với ba tuýp còn lại là không. Vì vậy, trong đời một con người có thể 4 lần bị mắc bệnh sốt xuất huyết.

Do chưa có thuốc chữa đặc hiệu và cũng chưa có vaccin nên công tác phòng bệnh vô cùng quan trọng. Vì virus truyền bệnh từ người sang người qua trung gian là muỗi vằn nên công tác diệt bọ gậy, muỗi vằn có vị trí then chốt. Qua thời gian làm cộng đồng, chúng tôi rút ra một số điều cần chia sẻ sau đây:

Về công tác vệ sinh môi trường: Khác với vệ sinh cảnh quan môi trường trong xây dựng nông thôn mới, vệ sinh môi trường trong phòng chống sốt xuất huyết có yêu cầu cao hơn. Ngoài việc làm cho đường thông hè thoáng, cỗng ngỏ sạch đẹp, vườn tược tinh tươm trong nông thôn mới thì vệ sinh môi trường trong phòng chống sốt xuất huyết còn chú trọng đến những chi tiết nhỏ nhặt: Bên hè nhà còn một vỏ lon nước ngọt vô tình bỏ quên, gốc cây kia có một mảnh chén – bát vỡ mấy ngày chưa kịp dọn dẹp, một chiếc lốp xe đạp cũ kỹ treo ngoài hàng rào để dành mai mốt làm việc khác, một chum nước uống của gia đình không được đậy kỹ, một hồ chứa nước của công trình xây dựng chẳng bao giờ có nắp đậy, … Đây vô tình chính là những nơi chứa nước lý tưởng cho muỗi vằn sinh ra các thế hệ bọ gậy làm cho việc lây truyền bệnh âm ỉ và dai dẳng. Công tác vệ sinh môi trường cũng cần đặc biệt chú trọng đến các hộ thu mua phế liệu, vì tại đây chứa vô số các vật phế phẩm mà chỉ cần sau một trận mưa thì những vật này trở thành những nơi lý tưởng cho muỗi sinh sản.

Vài năm trước, trên địa bàn một xã của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam chúng tôi có một ổ dịch sốt xuất huyết. Qua kiểm tra, dù các hộ dân đã vệ sinh quanh nhà sạch sẽ, phát quang bụi rậm không cho muỗi trú ẩn, không có vật dụng phế thải nào có khả năng cho muỗi sinh sản, nhưng bệnh vẫn diễn ra tại đây âm ỉ và dai dẳng. Qua nhiều lần khảo sát kỹ lưỡng, cuối cùng cán bộ y tế mới phát hiện một ổ bọ gậy từ bụi tre sau nhà, do chủ nhà vô ý đốn tre không sát gốc, còn lại một lóng, nơi này đã vô tình trở thành nơi chứa nước cho muỗi vằn sinh sản.

sxh

Vệ sinh môi trường, không để nước tù đọng làm nơi bọ gậy sinh sản là phương pháp hữu hiệu phòng tránh sốt xuất huyết

Một số vật ở rất gần ta, là nơi cho muỗi sinh sản nhưng cũng ít khi ta để ý. Đó là những hòn non bộ nhưng không có các loại cá thích nhấm bọ gậy như cá Hà lan hay cá lia thia; Một chiếc ủng lâu ngày không mang; Là những lọ hoa tươi trên bàn thờ được đặt lên vào dịp rằm, mồng Một hay kỵ giỗ… Những lọ này bao giờ ta cũng đổ thêm nước cho hoa lâu tàn; Là những bát nước kê dưới chân tủ Gạc-man-rê để phòng kiến xâm nhập; Hay những ly nước lọc đặt trên bàn thờ Phật, trên Trang thờ của gia đình nhưng không được đậy nắp cẩn thận cũng trở thành các nơi lý tưởng cho muỗi sản sinh bọ gậy.

Vệ sinh môi trường không có nơi cho muỗi trú ẩn được tiến hành song song với công tác diệt bọ gậy, bà con cần chú ý xử lý các nguồn chứa nước vô tình nêu trên.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết không có con đường nào khác là tập trung giải quyết khâu trung gian truyền bệnh là muỗi và bọ gậy. Việc này Chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp đã vào cuộc quyết liệt bằng nhiều hình thức đa dạng. Vấn đề còn lại là ý thức của mỗi người dân. Chừng nào mỗi người dân còn lơ là, không quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường ngay chính ngôi nhà mình đang ở mà chỉ trông chờ vào việc phun thuốc diệt muỗi của địa phương, của ngành y tế thì mọi cố gắng của các ngành các cấp chỉ là hư không.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Nguồn: Báo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ: Email this to someone